Đại lý vé máy bay Vietjet Air ở Kỳ Anh

Vietjet Air bổ nhiệm và ủy quyền cho Toancau Airlines bán vé qua 0941 302 302 tại Kỳ Anh và các huyện của Hà Tĩnh.

Tại Hà Tĩnh mua vé máy bay VietJet Air như thế nào là rẻ nhất:

  1. Mua vé máy bay qua điện thoại: 0941 302 302 – 0345 302 302
  2. Truy cập Website đặt vé tại Đại lý vé máy bay ở Hà Tĩnh
  3. Gọi điện lên tổng đài 1900 1812 của Toancau Airlines để đặt vé

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin hình thức bán vé máy bay của các hãng hàng không đã thay đổi, các hãng hàng không chuyển qua bán vé trực tuyến hoặc qua điện thoại, hạn chế và bỏ bớt các phòng vé truyền thống để giảm chi phí.

Vì vậy ở Kỳ Anh cách tốt nhất là mua vé máy bay vietjet qua điện thoại

VietJet đã phát triển mạng bán vé máy bay trực tuyến rộng khắp trong nước và đã có kế hoạch phát triển mạng đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân trong nước và quốc tế với tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ và chất lượng dịch vụ hàng không luôn dẫn đầu toàn ngành.

Tần suất khai thác sân bay Nghi Liên là 10 chuyến lên xuống mỗi ngày

Đại lý vé máy bay vietjet tại Hà Tĩnh có dịch vụ bán vé trực tuyến tốt và chuyên nghiệp nhất:

  • đại lý vé máy bay cấp 1 trực tiếp bán vé ở Kỳ Anh nên bán đúng giá
  • Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nên đặt chỗ nhanh và săn vé tốt
  • Có số điện thoại dễ nhớ sẵn sàng mọi lúc mọi nơi

Điểm nổi bậc của Đại lý vé máy bay vietjet air tại Hà Tĩnh là luôn mang đến nhiều sự lựa chọn về các chuyến bay, không chỉ là phuơng tiện vận chuyển, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.

Với uy tín và kinh nghiêm bán vé lâu năm bán vé máy bay tại Kỳ Anh chúng tôi khuyên bạn

Nên mua Đại lý vietjet ở Kỳ Anh thông qua đại lý vé máy bay cấp 1, Không nên mua tại Ngân Hàng, Hãng hàng không hoặc bất kỳ điểm bán vé không chuyên nào vì các lý do:

Hiện nay Ngân hàng cũng cũng như các điểm bán vé không chuyên có thể bán vé máy bay nhưng nhân viên Ngân hàng bán vé không chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm đặt giữ chỗ, hiểu biết về đường bay như Booker của Đại lý vé máy bay cấp 1 vì vậy không thể cung cấp cho khách hàng được dịch vụ vé máy bay chính xác nhất và tốt nhất, Hạn chế nữa của Ngân hàng là chỉ làm việc vào giờ hành chính, nếu bạn có yêu cầu thay đổi về giờ bay, hành lý … hoặc muốn kiểm tra vé máy bay ngoài giờ hành chính đều không thực hiện được.

Không nên mua vé máy bay trực tiếp từ Hãng hàng không vì hãng hàng không chỉ hỗ trợ qua tổng đài, Vào giờ cao điểm hoặc vì lý do nào đó hàng loạt chuyến bay bị thay đổi thì bạn không thể liên lạc được với tổng đài quá tải của hãng để nhờ trợ giúp. Quá trình mua vé nếu xảy ra nhầm lẫn có thể mất đến vài tháng khắc phục nếu lỗi thuộc về hãng hàng không, Đại lý bán vé máy bay ngoài việc bán vé máy bay còn là cầu nối, là người trung gian cho mọi sai sót của một hoặc hai bên mua bán vé máy bay. Đấy là chưa nói đến những rủi ro như mất thông tin khi giao dịch mua bán bằng thẻ ngân hàng trên mạng, khả năng sử dụng internet phải thành thạo của người mua, lỗi kết nỗi trong quá trình mua dẫn đến bị trả tiền nhiều lần cho việc mua một lần …. dẫn tới mất tiền.

Đặc sản Hà Tĩnh

Đặc sản cu đơ Hà Tĩnh

Dịp nghỉ lễ vừa qua chúng tôi qua tạt qua khu kinh tế biển Vũng Áng. Đã nghe danh món mực nhảy ở đây đã lâu, nay mới có dịp thưởng thức.
Vũng Áng là một khu kinh tế cảng biển tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hồng Lĩnh 70 km về phía Nam. Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp – cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình – Nam Hà Tĩnh.

18_21_1304660489_82_060511afamilyDLmuc2Vũng Áng, một vùng non nước hữu tình.

18_21_1304660490_21_060511afamilyDLmuc1Món mực nhảy hấp dẫn, tươi ngon.

Trong cầu cảng Vũng Áng trên sóng nước bập bềnh, có hàng chục chiếc bè nổi, mỗi bè có diện tích khoảng vài chục mét vuông, vừa là nơi chế biến, vừa là “bàn tiệc” cho du khách thưởng thức đặc sản. Để xuống bè, du khách phải đi qua những chiếc cầu thang dã chiến khá gập gềnh.

Mực nhảy được thợ câu trong đêm, thả vào khoang thuyền trữ nước biển rồi đem về bán cho các chủ nhà hàng. Mực (cùng với các hải sản khác), được nuôi trong những chiếc lồng bằng lưới dưới lòng cảng. Thực khách vào xem còn thấy mực, tôm cá bơi lội tung tăng, nhảy nhót (vì vậy mới có tên là mực “nhảy”), có thể trực tiếp lựa chọn đưa cho đầu bếp chế biến.

18_21_1304660492_32_060511afamilyDLmuc5Bè nổi, “nhà hàng” mực nhảy đậu san sát.

18_21_1304660491_14_060511afamilyDLmuc3

Đường vào Vũng Áng dịp cuối tuần hay lễ tập nập ô tô.

Người dân địa phương còn gọi mực nhảy là mực “nháy”, muốn nhấn mạnh đôi mắt mực còn sống nhấp nháy, hoặc da mực mới vớt lên khỏi nước ánh lên lấp lánh. Dù là mực “nhảy” hay mực “nháy” thì cùng giống nhau ở đặc điểm là mực còn tươi, sống.

Có nhiều cách chế biến mực “nhảy”. Đơn giản nhất là mực để nguyên con, vớt lên cho vào nồi luộc ngay, vớt ra chấm với mù tạt hoặc nước mắm gừng, kẹp lá lốt rất ngọt và thơm, tuy hơi phiền một chút khi chất mực để lại vệt đen nơi miệng.

18_21_1304660491_94_060511afamilyDLmuc6Mực sống bơi lội, nhảy tung tăng trong túi lưới dưới nước. 

18_21_1304660492_32_060511afamilyDLmuc5

Cận cảnh một “nhà hàng” nổi

Cách thứ hai là gỏi mực. Mực được làm sạch, cắt thành miếng, để ráo nước rồi trần qua nước chanh, chấm nước mắm. Món này không có vị tanh, trái lại có vị ngọt, mát. Ngoài ra còn có một số món khác như mực nhồi thịt, chả mực…, nhưng thực khách vẫn ưa chuộng nhất là hai món mực luộc và gỏi mực. Thức uống khá phong phú bao gồm rượu nếp, rượu các loại và bia.

Trưa hè nóng nực nhưng ngồi trên bè hơi nước và gió thổi lồng lộng rất mát, thuyền hơi bồng bềnh, vừa thưởng thức mực nhảy vừa ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình, thật không còn gì thú bằng.

18_21_1304660492_72_060511afamilyDLmuc8Nào, cùng thưởng thức đặc sản!

Tuy gọi là đi ăn mực nhảy nhưng bên cạnh mực còn có nhiều loại cá khác nhau, rồi cua, ghẹ, tôm, nhím biển…Tất cả đều rất tươi ngon. Sau chầu bia rượu, thực khách sẽ được thưởng thức món cháo cá ăn kèm với hành tăm có công dụng giã rượu. Một thực khách cười sảng khoái: “Đến đây, sau khi làm Chí Phèo, chúng ta được thưởng thức bát cháo hành của Thị Nở”.

Một anh bạn là người địa phương cho biết: “Mỗi cân mực ngư dân câu lên nhập cho chủ quán khoảng 100 nghìn, chủ quán bán cho khách với giá 350 nghìn. Ngày đông khách mỗi quán cũng bán được khoảng vài chục cân mực, chưa kể các hải sản khác và thức uống. Tính ra các chủ quán cũng “làm ăn được”.
Chả thế mà vừa bước chân xuống xe, chúng tôi đã bị mấy nhân viên của quán chèo kéo, chào mời có phần thái quá. Với giá cả như vậy, những quán mực nhảy này không dành cho những người thu nhập trung bình và thấp. Cách tổ chức quán cũng còn tạm bợ, nhiều quán xả rác xuống thẳng lòng biển.

Vì vậy, thiết nghĩ để thương hiệu “Mực nhảy Vũng Áng” trở nên bền vững, có sức lan toả mạnh mẽ, cần đổi mới cách kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, và có những giải pháp để “bình dân hoá” về mặt giá cả.

 

Bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *