Vietjet Air bổ nhiệm và ủy quyền cho Toancau Airlines bán vé qua 0941 302 302 tại Lang Chánh và các huyện của Thanh Hóa.
Tại Thanh Hóa mua vé máy bay VietJet Air như thế nào là rẻ nhất:
- Mua vé máy bay qua điện thoại: 0941 302 302
- Truy cập Website đặt vé tại Đại lý vé máy bay ở Thanh Hóa
- Gọi điện lên tổng đài 1900 1812 của Toancau Airlines để đặt vé
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Công Nghệ Thông Tin hình thức bán vé máy bay của các hãng hàng không đã thay đổi, các hãng hàng không chuyển qua bán vé trực tuyến hoặc qua điện thoại, hạn chế và bỏ bớt các phòng vé truyền thống để giảm chi phí.
Vì vậy ở Lang Chánh cách tốt nhất là mua vé máy bay vietjet qua điện thoại
VietJet đã phát triển mạng bán vé máy bay trực tuyến rộng khắp trong nước và đã có kế hoạch phát triển mạng đường bay trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân trong nước và quốc tế với tỷ lệ các chuyến bay đúng giờ và chất lượng dịch vụ hàng không luôn dẫn đầu toàn ngành.
Tần suất khai thác sân bay Nghi Liên là 10 chuyến lên xuống mỗi ngày
Đại lý vé máy bay vietjet tại Thanh Hóa có dịch vụ bán vé trực tuyến tốt và chuyên nghiệp nhất:
- Là đại lý vé máy bay cấp 1 trực tiếp bán vé ở Lang Chánh nên bán đúng giá
- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nên đặt chỗ nhanh và săn vé tốt
- Có số điện thoại dễ nhớ sẵn sàng mọi lúc mọi nơi
Điểm nổi bậc của Đại lý vé máy bay vietjet air tại Thanh Hóa là luôn mang đến nhiều sự lựa chọn về các chuyến bay, không chỉ là phuơng tiện vận chuyển, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay.
Với uy tín và kinh nghiêm bán vé lâu năm bán vé máy bay tại Lang Chánh chúng tôi khuyên bạn
Nên mua Đại lý vietjet ở Lang Chánh thông qua đại lý vé máy bay cấp 1, Không nên mua tại Ngân Hàng, Hãng hàng không hoặc bất kỳ điểm bán vé không chuyên nào vì các lý do:
Hiện nay Ngân hàng cũng cũng như các điểm bán vé không chuyên có thể bán vé máy bay nhưng nhân viên Ngân hàng bán vé không chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm đặt giữ chỗ, hiểu biết về đường bay như Booker của Đại lý vé máy bay cấp 1 vì vậy không thể cung cấp cho khách hàng được dịch vụ vé máy bay chính xác nhất và tốt nhất, Hạn chế nữa của Ngân hàng là chỉ làm việc vào giờ hành chính, nếu bạn có yêu cầu thay đổi về giờ bay, hành lý … hoặc muốn kiểm tra vé máy bay ngoài giờ hành chính đều không thực hiện được.
Không nên mua vé máy bay trực tiếp từ Hãng hàng không vì hãng hàng không chỉ hỗ trợ qua tổng đài, Vào giờ cao điểm hoặc vì lý do nào đó hàng loạt chuyến bay bị thay đổi thì bạn không thể liên lạc được với tổng đài quá tải của hãng để nhờ trợ giúp. Quá trình mua vé nếu xảy ra nhầm lẫn có thể mất đến vài tháng khắc phục nếu lỗi thuộc về hãng hàng không, Đại lý bán vé máy bay ngoài việc bán vé máy bay còn là cầu nối, là người trung gian cho mọi sai sót của một hoặc hai bên mua bán vé máy bay. Đấy là chưa nói đến những rủi ro như mất thông tin khi giao dịch mua bán bằng thẻ ngân hàng trên mạng, khả năng sử dụng internet phải thành thạo của người mua, lỗi kết nỗi trong quá trình mua dẫn đến bị trả tiền nhiều lần cho việc mua một lần …. dẫn tới mất tiền.
Đặc sản Thanh Hóa
Lên huyện Lang Chánh nhiều lần, nhưng mỗi lần đến với vùng đất này đều để lại trong tôi niềm vui. Lần này đến huyện Lang Chánh, tôi như có cảm giác con đường từ TP Thanh Hóa đến thị trấn huyện ngắn lại, bởi đường nhựa đã được sửa chữa, nâng cấp, dễ đi hơn, xe chúng tôi chạy chưa đầy 2 tiếng đồng hồ đã tới huyện. Dọc hai bên đường, qua nhiều khu rừng từ huyện Ngọc Lặc lên, đi đến đâu cũng thấy một màu xanh ngút ngàn của rừng tái sinh và đồi luồng, những cây luồng thẳng đứng mọc san sát nhau đang trả lại màu xanh vốn có của vùng đất được mệnh danh là “Vua luồng” xứ Thanh.
Là huyện vùng cao, nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 11 xã và thị trấn nhưng Lang Chánh có tới 8 xã và 3 thôn của 3 xã còn lại thuộc diện đặc biệt khó khăn và là một trong số 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng thụ Chương trình 30a của Chính phủ. Ở đây còn rất nhiều khó khăn, sản xuất kém phát triển, thu nhập thấp, đời sống người dân còn nghèo… Nhưng Lang Chánh có nguồn tài nguyên rừng phong phú, nhất là cây luồng có giá trị kinh tế cao, diện tích lớn nhất tỉnh và có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Ma Hao (xã Trí Nang); thác Mây Năng Cát…
Có thể nói, hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Lang Chánh đã gặp phải rất nhiều khó khăn, gian nan vất vả. Nhưng đến với đất rừng Lang Chánh hôm nay đi đến đâu chúng tôi cũng được nghe người dân nói đến XDNTM. Anh Hà Văn Tiếp, trưởng thôn Năng Cát, xã Trí Nang năm nay ngoài năm mươi tuổi, nhanh nhẹn hoạt bát, vui vẻ cho chúng tôi biết: Sau khi triển khai chương trình XDNTM ở thôn Năng Cát, bà con ai nấy đều rất mừng, nhất là sau khi nơi đây được quy hoạch xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Cả thôn có 127 hộ, 567 nhân khẩu, chỉ có 30 ha lúa nước, nhưng bà con đã áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh lúa, trồng rừng, xây dựng hệ thống tưới tiêu 2 vụ, đưa giống lúa mới vào 100% diện tích gieo trồng, năng suất lúa đạt từ 200 đến 250 kg/sào, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, hộ nào cũng nuôi trâu, nên số hộ nghèo chỉ còn khoảng 30%. Mặc dù đời sống của nhân dân trong thôn còn nhiều khó khăn nhưng bà con đã tự nguyện đóng góp 170 triệu đồng XDNTM và thôn đã trở thành thôn văn hóa cấp tỉnh, đạt 9/14 tiêu chí XDNTM. Hiện nay, để khu du lịch sinh thái thác Ma Hao hoạt động đạt hiệu quả, thu hút nhiều khách thập phương, bà con đang tập trung bảo tồn nét văn hóa truyền thống, trong đó có bảo tồn làng nhà sàn nguyên sơ dân tộc Thái…
Trong câu chuyện, trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tá Việt, bí thư huyện ủy, cho biết: Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các đoàn thể chính trị, sự đồng thuận và tích cực tham gia của đồng bào các dân tộc trong huyện, chương trình XDNTM ở Lang Chánh đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Hiện nay, huyện đang lồng ghép các chương trình, dự án hiện có trên địa bàn và huy động mọi nguồn lực của huyện và các địa phương chung sức XDNTM, trong đó tập trung cho xã Giao An, điểm chỉ đạo XDNTM của tỉnh và xã Quang Hiến, điểm chỉ đạo của huyện. Đến nay, qua khảo sát sơ bộ xã Giao An đạt được 15 tiêu chí; xã Quang Hiến đạt 12 tiêu chí, số xã còn lại bình quân đạt 7-8 tiêu chí. Giao An phấn đấu trong năm 2015 hoàn thành các tiêu chí XDNTM.
Hiệu quả trong tiến trình XDNTM của huyện Lang Chánh đạt được khá rõ nét. Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng, văn hóa – giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được phát huy hiệu quả. Lang Chánh đã quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, môi trường, khu dân cư theo hướng văn minh. 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, hơn 70% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 17/38 trường đạt chuẩn quốc gia, 6/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Về sản xuất nông – lâm nghiệp, tất cả 11 xã, thị trấn trong huyện đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất thâm canh trên diện tích 1.200 ha lúa nước, áp dụng phương pháp phân viên nén dúi sâu tăng năng suất 20% đối với cây lúa nước. Đặc biệt, Chương trình 30a đã tác động rất lớn đến phát triển sản xuất, nhiều dự án đã được đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Ngành lâm nghiệp cũng đã được quan tâm, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, trong đó chủ yếu phục tráng rừng luồng, xây dựng thương hiệu luồng Lang Chánh với diện tích khoảng 14.000 ha, trong đó có 9.000 ha được quy hoạch đầu tư thâm canh, tập trung chăm sóc tốt 5.000 ha rừng mới trồng, khoanh nuôi tái sinh gần 18.000 ha rừng tự nhiên, mở rộng diện tích trồng cây keo thành rừng gỗ lớn lên khoảng 600-700 ha, quy hoạch trồng 50 ha cao su tiểu điền, 200 ha đại điền… Có thể khẳng định, từ khi có Chương trình 30a và chương trình XDNTM, đến nay Lang Chánh đã cơ bản xóa được đói, giảm được nghèo, năm 2010 cả huyện còn tới 56,8% hộ nghèo, nhưng đến năm 2014 chỉ còn khoảng dưới 30%… Điều quan trọng là nhân dân các dân tộc đã nâng cao được ý thức đầu tư thâm canh cây lúa, thay đổi nhận thức trong sản xuất, giảm được sự ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, nhất là phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, gia súc và một số con nuôi đặc sản. Ngoài ra, huyện nghiên cứu quy hoạch trồng cây đặc sản, cây dược liệu, như: Nhân trần dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập cho nhân dân…
Trên bước đường đi tiếp XDNTM của huyện Lang Chánh còn rất nhiều khó khăn phía trước, theo lãnh đạo huyện và lãnh đạo các xã, thôn thì trong đó trước hết cái khó nhất là thiếu nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các công trình đường giao thông, nhà văn hóa, công sở, hệ thống kênh mương tưới tiêu… vì nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và được cấp thì có hạn, nguồn ngân sách của huyện và các địa phương cũng không có nhiều, việc huy động sự đóng góp của nhân dân khó khăn, đạt thấp vì kinh tế của địa phương và đời sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ… Mặc dù vậy, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Lang Chánh xác định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, chú trọng phát triển nghề rừng, sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, đầu tư giống mới, cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất. MTTQ và các đoàn thể chính trị tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, động viên mọi nguồn lực để các địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí XDNTM. Trong đó, coi trọng đầu tư phát triển lúa lai, cây màu có năng suất và chất lượng cao, cây luồng – cây thế mạnh của huyện và trồng keo, trồng cao su, kết hợp với mở rộng phát triển chăn nuôi gia súc, đưa đàn trâu lên 12.000 con, đàn bò lên 3.700 con… Hiện tại, thu nhập từ cây luồng trên địa bàn còn thấp, huyện đang tập trung đầu tư thâm canh, phục tráng rừng luồng để đạt chất lượng và giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, để khai thác tốt tiềm năng du lịch của địa phương, huyện đã xây dựng đề án quy hoạch phát triển quần thể du lịch sinh thái khu thác Ma Hao và bảo tồn bản nhà sàn nguyên sơ làng Năng Cát (xã Trí Nang) và khu nuôi cá hồi. Đồng thời, huyện tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, huy động mọi nguồn lực để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như bảo tồn canh tác những thực phẩm bản địa, như: Rau sạch, gạo nếp cái, tám thơm, chăn nuôi trâu, bò, lợn cỏ, gà đồi, cá hồi, cá tầm, cá lăng… Với những chính sách và kêu gọi đầu tư hợp lý, tin tưởng rằng trong tương lai không xa khu du lịch sinh thái thác Ma Hao – bản nhà sàn nguyên sơ Năng Cát và các hoạt động tín ngưỡng của lễ hội chùa Mèo xã Quang Hiến sẽ tạo thành một quần thể du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn của ngành du lịch tỉnh nhà.
Tất cả đó, sẽ tạo nên một bức tranh NTM với nhiều gam màu đẹp, là cơ sở cho Lang Chánh đẩy nhanh tốc độ XDNTM và sớm về đích.